Những kiến thức cần biết về vảy nến thể giọt mà bạn cần biết
Vảy nến thể giọt là bệnh tương đối phổ biến, chỉ đứng sau bệnh vảy nến thể mảng. Dấu hiện nhận diện bệnh vảy nến thể giọt chính là những chấm nhỏ xuất hiện trên bề mặt da màu hồng hoặc đỏ, có vảy và ít để lại sẹo. Vảy nến thể giọt thường xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như lưng, vai, tay, chân…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến thể giọt
- Những vi khuẩn gây nên sự nhiễm trùng, phổ biến là Streptococus làm bệnh vảy nến thể giọt bùng phát. Chúng tạo ra hệ thống miễn dịch, điều đó đã gây nên bệnh vảy nến thể giọt trên da.
- Bệnh vảy nến thể giọt xuất phát do di truyền.
Một vài yếu tố khác cũng gây nên sự bùng phát bệnh vảy nến thể giọt như:
- Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.
- Da bị tổn thương như bị rách, bị cắt, bị trầy.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Sử dụng thuốc chống sốt rét, chẹn beta.
- Áp lực, stress.
Triệu chứng của bệnh vảy nến thể giọt
- Lớp vảy trên da của người mắc bệnh vảy nến thể giọt không dày đặc như lớp vảy trên da của người bệnh vảy nến thể mảng. Những lớp vảy này khô và có màu hồng làm bệnh nhân thấy khó chịu và ngứa, nghiêm trọng hơn là có mũ và viêm loét.
- Bệnh vảy nến thể giọt không phải là bệnh đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên bệnh này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, làm chúng ta mất đi sự tự tin trong cuộc sống.
Chuẩn đoán của bác sĩ về bệnh vảy nến thể giọt
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh án của bệnh nhân, nhất là những loại thuốc bạn đã dùng.
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu, dịch cổ họng để xem xét có sự xuất hiện của vi khuẩn Streptococus hay không. Ngoài ra, bác sĩ còn sinh thiết da để xác định tình trạng của bệnh.
Điều trị
Đa số những dấu hiện của bệnh vảy nến thể giọt sẽ mất sau 2 đến 3 tuần. Nhưng tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để góp phần thúc đẩy quá trình khỏi bệnh cũng như ngăn chặn những căn bệnh nhiễm trùng khác.
Để điều trị bệnh vảy nến thể giọt, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thoa những loại kem như: Kem có chức năng dưỡng ẩm, kem có chứa Cortisone làm giảm sưng, ngứa. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể cho bệnh nhân uống thuốc theo toa nhằm cung cấp vitamin D và vitamin A cho người bệnh. Đối với những người bệnh bị vảy nến thể giọt nặng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc theo toa như Cyclosporine, Methotrexate hoặc Corticosteroid.
Người bệnh vảy nến thể giọt nói riêng và bệnh vảy nến nói chung cần có lối sống lành mạnh:
- Người bệnh không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress, áp lực.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc để ngăn chặn bệnh vảy nến thể giọt bùng phát.
- Không được tùy tiện sử dụng thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại để ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh vảy nến thể giọt.
Nguồn: http://chuatodia.com/